1. Kiểu dữ liệu (data type)

Gồm các kiểu dữ liệu cơ bản sau: 

  • số nguyên: int
  • số thực: float, double
  • ký tự: char
  • đúng/sai: bool
  • unsigned type: loại không dấu chỉ định rằng một biến chỉ có thể nhận các giá trị dương

2. Biến (variable)

  • Tên biến có thể chứa chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới
  • Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch dưới (_)
  • Tên biến có phân biệt chữ hoa chữ thường (myVar và myvar là các biến khác nhau)
  • Tên không được chứa khoảng trắng hoặc ký tự đặc biệt như !, #, %, v.v.
  • Các từ dành riêng (chẳng hạn như int) không thể được sử dụng làm tên biến
  • Tên biến phải có ý nghĩa và mô tả
  • Nên tránh dùng những chữ cái khó hiểu
  • Một tên biến nên gồm 2 phần: kiểu (type) và từ chỉ thuộc tính (qualifier). Ví dụ: nScore trong đó n là kiểu (type) và Score là qualifier
    • Một số kiểu cơ bản: character (ch), integer (n), long (l), bool (b), float (f), double (d)
    • Ví dụ: chCharacter (biểu diễn ký tự), nUserNum (số lượng người dùng),...

3. Hằng số (constant):

  • Hằng số là một đại lượng có giá trị không bao giờ thay đổi. Ví dụ: PI = 3.1415...
  • Cú pháp:
    • cont type variable = value
  • Ví dụ: const double pi = 3.1415
int main()
{
// 1. Variables
int x = 5, y = 6, z = 50;
printf("%d", x + y + z);

//2. Constant
const int BIRTHYEAR = 1980;

//3. Data types
int nNum = 5; // Integer (whole number)
float fFloatNum = 5.99; // Floating point number
char chLetter = 'D'; // Character

// Print variables
printf("%d\n", nNum);
printf("%f\n", fFloatNum);
printf("%c\n", chLetter);
printf("%d", BIRTHYEAR);
return 0;
}

4. Input và Ouput:

  • printf(): trong lập trình C, printf() là một trong những hàm đầu ra chính. Hàm gửi đầu ra được định dạng tới màn hình. Ví dụ:
    • printf("Lập trình C"); ==> in ra màn hình chuỗi Lập trình C
    • printf("Diện tích %d", area) ==> in ra màn hình diện tích, %d là %d định dạng specifier để in ra kiểu dữ liệu số nguyên int. Ở đây, %d sẽ được thay thế bằng giá trị của area.
  • scanf(): là một hàm được sử dụng để nhận dữ liệu input từ người dùng. Hàm scanf() đọc input từ đầu vào tiêu chuẩn, chẳng hạn như bàn phím. Ví dụ:
    • scanf("%d", &width); ==> chờ người dùng nhập dữ liệu vào từ bàn phím, sau đó lưu giá trị đó vào biến width (&width: lấy địa chỉ của biến width)
int main()
{
// 1. Input a number and print the result
int nNum; // Create an integer

printf("Input a number and press Enter: \n"); // Ask the user to input a number
scanf("%d", &nNum); // Get and save the number the user types

printf("Your number is: %d", nNum); // Print the number

// 2. Input 2 numbers
char chFirstName[30]; // Create a string
printf("Enter your first name: \n");// Ask the user to input some text
scanf("%s", chFirstName);// Get and save the text
printf("Hello %s.", chFirstName); // Output the text

return 0;
}